A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chế biến các món ăn ngon từ dược liệu quý của Tu Mơ Rông

Ngày 22.11, UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tổ chức họp báo giới thiệu Hội thi ẩm thực kết hợp triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện từ ngày 7-8.12

 

Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông (trái) và ông Phạm Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì họp báo giới thiệu Hội thi ẩm thực kết hợp triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)

Đây là lần đầu tiên huyện Tu Mơ Rông tổ chức Hội thi ẩm thực có sự tham gia của các đầu bếp chuyên nghiệp đến từ Hội đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn, các nhà hàng, khách sạn ẩm thực truyền thống tại các tỉnh, thành phố: Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Hà Nội, TP.HCM….

Trước đó huyện đã thường xuyên tổ chức các hội thi về ẩm thực quy mô trong toàn huyện nhằm quảng bá, giới thiệu các món ăn truyền thống địa phương.

Thông qua Hội thi lần này, huyện Tu Mơ Rông sẽ tìm kiếm, sưu tầm các món ăn ngon, sáng tạo những món hấp dẫn, giới thiệu các món ăn dân dã, truyền thống, món ăn ngon, đặc sắc mang đậm nét văn hóa, đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số Xơ Đăng trên địa bàn huyện. Đồng thời, mời gọi và thu hút các nhà hàng, đầu bếp trong và ngoài tỉnh đến tham gia, tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm Sâm dây của huyện đến rộng rãi người tiêu dùng trên cả nước.

Đặc biệt, giới thiệu các món ăn có sử dụng thành phần nguyên liệu chế biến có sử dụng Đẳng sâm (Sâm dây); triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Kon Tum, định hướng đến năm 2030.

Bên cạnh đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình đảm bảo hiệu quả theo mục tiêu kế hoạch đề ra, góp phần thực hiện tiêu chí về tổ chức sản xuất trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân.

Hội thi là dịp để các địa phương trong và ngoài tỉnh giới thiệu những món ngon đến với du khách gần xa, qua đó quảng bá, giới thiệu tiềm năng văn hóa, du lịch, thu hút khách tham quan trong và ngoài tỉnh, thúc đẩy phục hồi du lịch, phát triển kinh tế địa phương.

Tham gia Hội thi ẩm thực có 20 đội trình diễn các món ăn truyền thống Tây Nguyên,  những món ăn đặc trưng của miền Nam, miền Bắc và món ăn chay…. Trong đó, có 11 đội thuộc 11 xã, HTX trên địa bàn huyện; 9 đội mời từ các tỉnh, thành bạn.

Điểm đặc biệt nhất của Hội thi là nhằm tôn vinh các loại dược liệu quý vốn mang thương hiệu của Tu Mơ Rông là Sâm dây và Sâm Ngọc Linh. Trước khi diễn ra Hội thi 1 ngày, Ban tổ chức Hội thi mời chuyên gia từ Hội đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn tham tổ chức 1 lớp tập huấn kỹ năng trưng bày và chế biến các món ăn truyền thống từ dược liệu Tu Mơ Rông cho 11 đội thuộc 11 xã, HTX trên địa bàn huyện.

 

 

Các món ăn ngon chế biến từ Sâm dây

Các đầu bếp nổi tiếng trên cả nước sẽ quần tụ tại Tu Mơ Rông, cùng với đồng bào Xơ Đăng chế biến 3 món ăn bắt buộc liên quan đến sản vật Sâm dây và các món ăn mang hương vị đặc trưng của từng vùng miền.

Sâm dây sẽ được ban tổ chức cấp phát miễn phí cho 20 đội tham gia. Ban tổ chức mong muốn qua Hội thi ẩm thực, các đầu bếp trên cả nước và người Xơ Đăng sẽ cho ra đời những món ăn mới lạ, tốt cho sức khoẻ có nguồn gốc từ cây đặc sản Sâm dây, góp phần tạo sự đa dạng ẩm thực ở vùng đất Tu Mơ Rông giàu bản sắc và truyền thống tốt đẹp.

Huyện Tu Mơ Rông có tỉ lệ người đồng bào Xơ Đăng chiếm 95%. Hội thi nhằm bảo tồn văn hoá truyền thống, nâng tầm các món ăn của người Xơ Đăng. Qua Hội thi, các đội thi sẽ trao nộp công thức các món ăn tham gia hội thi để Ban tổ chức triển khai in thành bộ sách về các món ăn truyền thống của huyện. Bộ tài liệu này sẽ được dùng để quảng bá ẩm thực, du lịch; thu hút du khách đến với huyện.

Bên cạnh đó, người Xơ Đăng trên địa bàn huyện sẽ học được nhiều công thức chế biến món ăn bản địa hợp với khẩu vị du khách, từ đó chủ động tham gia phục vụ nấu ăn cho khách du lịch đến địa bàn, tạo ra nguồn thu, nâng cao đời sống.

Qua Hội thi, địa phương cũng sẽ tuyển chọn những thanh thiếu niên có năng khiếu đam mê cồng chiêng để bồi dưỡng, đưa họ thành người kế thừa bảo tồn văn hoá Xơ Đăng. Ngoài ra, huyện sẽ xúc tiến để tỉnh sớm công nhận các sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn; tăng cường quảng bá các sản phẩm OCOP của huyện Tu Mơ Rông đến với các địa phương và các sản phẩm của các địa phương khác cũng được giới thiệu, quảng bá trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông.

 


Tác giả: Hoàng Cúc
Nguồn:http://baovanhoa.vn/ Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Văn bản mới
Video Clip
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 2
Hôm nay : 5
Tháng 11 : 439
Năm 2024 : 6.587
Năm trước : 42.716
Tổng số : 73.987