I. Lịch sử hình thành:

Sau khi giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975) và giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, huyện Tu Mơ Rông lúc bấy giờ thuộc huyện Đăk Tô. Đến ngày 29/10/1983, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định chia xã Tu Mơ Rông thành 2 xã Tu Mơ Rông và Đăk Hà. Ngày 09/6/2005 khi có Nghị định số 76/2005/NĐ-CP của Chính phủ, huyện Tu Mơ Rông được thành lập trên cơ sở tách từ huyện Đăk Tô; lúc này xã Đăk Hà thuộc huyện Tu Mơ Rông với diện tích là 95,92km².

II. Điều kiện tự nhiên:

Xã Đăk Hà là xã nằm ở phía Tây huyện Tu Mơ Rông, cách trung tâm huyện khoảng

3km về phía Tây.

1. Vị trí địa lý

Toạ độ địa lý: Vĩ độ Bắc: 14048'11" Kinh độ Đông: 107057'06"

+ Phía Bắc giáp xã Đăk Tơ Kan và xã Tu Mơ Rông.

+ Phía Nam giáp xã Đăk Psi, huyện Đăk Hà.

+ Phía Đông giáp xã Tu Mơ Rông.

+ Phía Tây giáp xã Văn Lem và xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô.

2. Địa hình, địa mạo

Có nhiều bậc thềm địa hình, tạo nên nhiều kiểu địa hình đa dạng: gò đồi, vùng trũng và núi cao xen kẽ nhau khá phức tạp. Trong đó mỗi bậc là địa hình đồi núi bao quanh tạo thành những thung lũng hẹp, Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây.

Xã Đăk Hà nhìn chung trong toàn xã chủ yếu là địa hình tương đối dốc, nằm về phía Đông và phía Tây của xã bị chia cắt bởi các con khe suối, dạng địa hình yên ngựa và đồi bát úp với nhiều thung lũng. Nơi cao nhất khoảng 1680m và nơi thấp nhất khoảng 1000 m so với mặt nước biển. Đất có độ dốc >150m.

3. Khí hậu thời tiết

3.1. Nhiệt độ

Khu vực xã Đăk Hà là khí hậu Tây Trường Sơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa Tây nguyên, có độ cao phổ biến từ 800-1400m so với mặt nước biển.

Tổng nhiệt độ năm từ 7.000- 7.5000C; nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng 12, 01) đạt dưới 180C; nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng 4) khoảng 230C.

3.2. Chế độ mưa

Lượng mưa năm tương đối cao phổ biến từ 2400-2500mm và có xu hướng tăng về hướng Bắc, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 11.

3.3. Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm cao phổ biến 84-85%. Tổng số giờ nắng tương đối thấp từ 1400-1500h/năm.

4. Thuỷ văn

Trên địa bàn huyện không có sông lớn mà chỉ có suối nhỏ và hệ thống suối đầu nguồn của các sông sau:

Lưu vực sông Đăk PSi: nằm trong địa bàn huyện có diện tích lớn nhất tập trung ở phía Đông-Nam gồm các hệ thống suối như: Suối nước Chim, suối Đăk PSi, suối Đăk Lây, suối Đăk Ter, suối Đăk Xe,…. Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện tuy khá phong phú nhưng việc khai thác gặp nhiều khó khăn do địa hình chia cắt, không bằng phẳng nên mặt nước ngầm ở mỗi vùng có khác nhau. Nước ngầm có chất lượng tốt, hiện nay khai thác chủ yếu cho sinh hoạt (khoan giếng, đào giếng).

Nhìn chung các suối đều có nước quanh năm, nhưng so từ mặt nước với mặt đất sản xuất cao, nên việc khai thác vào sản xuất rất khó khăn.

5. Dân số

Xã Đăk Hà là nơi sinh sống chủ yếu của người đồng bào dân tộc Xơ Đăng. Tính đến tháng 11 năm 2021 xã có 890 hộ với 4352 khẩu, trong đó người dân tộc thiểu số là 4085 khẩu chiếm 93,86% dân số của toàn xã.

III. Bản đồ địa giới hành chính